I. Vì sao phải sử dụng cáp quang:
- Với nhu cầu về tốc độ và sự ổn định của hệ thống mạng nội bộ - mạng Lan, mà ngày nay việc các doanh nghiệp, trường học ứng dụng cáp quang vào sử dụng trong mạng nội bộ là một điều hết sức cần thiết và nên làm. Hiện nay giá thành của cáp quang, các phụ kiện quang cũng như bộ chuyển đổi quang điện đã giảm đáng kể so với một vài năm về trước do đó chi phí cho một đường truyền cáp quang nội bộ là không cao và phù hợp với mọi doanh nghiệp, trường học. Vậy để triển khai một hệ thống mạng LAN cáp quang nội bộ thì câu hỏi đặt ra là cần phải sử dụng những thiết bị gì, thiết bị đó có tương thích với hệ thống mạng hiện tại hay không,...
- Về mặt khoảng cách: Chúng ta thường sử dụng cáp quang cho các đường truyền từ 100m trở lên, việc khoảng cách dài hay ngắn không anh hưởng tới việc truyền dữ liệu cũng như độ ổn định của hệ thống mà nó chỉ ảnh hưởng đến chi phí triển khai.
- * Về mặt tốc độ: Hiện nay đa phần chúng ta sử dụng chuẩn Fast Ethernet có tốc độ 10/100Mbps và chuẩn Gigabit Ethernet (10/100/1000Mbps) trong các hệ thống mạng nội bộ do vậy tùy vào tốc độ của hệ thống hiện tại mà khi triển khai mạng cáp quang chúng ta phải chọn bộ chuyển đổi quang điện tương ứng.
- * Điều kiện làm việc: Mỗi thiết bị đều được thiết kế để hoạt động trong một điều kiện môi trường nhất định, nếu dùng không đúng chủng loại có thể làm cho hệ thống hoạt động không ổn định vì thế chúng ta cũng phải đặc biệt quan tâm điến yếu tố này. Dưới đây là một số điều kiện làm việc của thiết bị: Điều kiện làm việc trong văn phòng; Điều kiện làm việc ngoài trời; Điều kiện làm việc trong các công nghiệp; Điều kiện làm việc trong các khu hầm mỏ, ...
II. Một hệ thống mạng LAN cáp quang nội bộ sẽ cần các vật tư, thiết bị gì:
- Cáp quang Singlemode hoặc Multimode
- Bộ chuyển đổi quang điện Fast Ethernet (10/100Mbps) hoặc Gigabit Ethernet (10/100/1000Mbps), hoặc là Modul quang kết nối các thiết bị Siwtch trong hệ thống với nhau
- Hộp phối quang (ODF) đặt tại 2 điểm mạng (Gồm loại ODF 4FO, ODF 8FO, ODF 12FO, ODF 24FO, ODF 48FO, ODF 96FO)
- Dây nhảy quang để kết nối với thiết bị
- Dây nối quang:
III. một số lưu ý khi sử dụng thiêt bị trong giải pháp quang
- Hiện nay đang tồn tại song song hai loại cáp quang là Multimode và Singlemode do vậy bộ chuyển đổi quang điện cũng được phân ra làm hai loại tương ứng với mỗi loại cáp quang.
- Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện dùng cho cáp quang Multimode có khoảng cách truyền tối đa là 2 ~ 5Km tùy từng hãng sản xuất, và thường được sử dụng trong mạng nội bộ của các doanh nghiệp, cơ quan, nhà máy,...
- Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện dùng cho cáp quang Singlemode có khoảng cách truyền xa hơn, có thể lên tới 120Km và thường được sử dụng trong ngành viễn thông, truyền hình,... hoặc các ứng dụng đòi hỏi khoảng cách truyền >5Km
- Khi triển khai một hệ thống cáp quang có khoảng cách dưới 5Km chúng ta nên sử dụng cáp quang và bộ chuyển đổi quang điện Multimode, và sử dụng cáp quang cũng như bộ chuyển đổi Singlemode khi khoảng cách vượt quá 5Km.
- Việc sử dụng không đúng theo khuyến cáo có thể hệ thống sẽ vẫn hoạt động được như độ ổn định không cao do bộ chuyển đổi quang điện (Fiber Media Converter) có 2 thông số rất quan trọng là công suất phát và độ nhạy, nếu trong phạm vi ngắn mà bạn sử dụng Singlemode thì công suất phát vượt vùng độ nhạy dẫn tới tín hiệu không nhận được và ngược lại đối với khi sử dụng Multimode
HỆ THỐNG LAN QUANG CHO CÁC TÒA NHÀ:
Hệ thống truyền thông cáp quang hiện đại yêu cầu cáp chia sợi quang PLC (Planar Lightwave Circuit), đây là một phần thiết yếu của hệ thống. Các loại cáp này được sử dụng để chia tín hiệu quang thành nhiều đường dẫn khác nhau, cho phép phân phối tín hiệu đến nhiều thiết bị khác nhau. Cáp chia sợi quang PLC chủ yếu được sử dụng cho các mục đích sau:
- Trung tâm dữ liệu: Bộ chia sợi quang PLC thường được sử dụng trong mạng trung tâm dữ liệu để phân phối dữ liệu nhanh đến nhiều máy chủ và thiết bị lưu trữ. Điều này giúp các trung tâm dữ liệu có thể xử lý hiệu quả khối lượng dữ liệu lớn, dẫn đến truyền dữ liệu nhanh chóng và liền mạch.
- Mạng truy cập quang: Bộ chia sợi quang PLC thường được sử dụng trong mạng truy cập quang để cung cấp kết nối internet tốc độ cao cho nhiều khách hàng. Chúng cung cấp cho người dùng cuối kết nối tốc độ cao và đáng tin cậy và hoàn hảo cho các ứng dụng FTTH (Sợi quang đến nhà) và FTTB (Sợi quang đến tòa nhà).
- Mạng quang thụ động (PON): Bộ chia PLC là thành phần quan trọng của mạng quang thụ động (PON), là mạng quang liên kết nhiều người tiêu dùng với một sợi quang duy nhất. Mỗi khách hàng có một kết nối chuyên dụng duy nhất nhờ bộ chia PLC phân tách tín hiệu quang thành nhiều đường dẫn khác nhau.
- Thiết bị y tế: Để phân phối tín hiệu quang từ nhiều camera khác nhau đến một màn hình duy nhất, bộ chia sợi PLC cũng được sử dụng trong các thiết bị y tế như nội soi. Nhờ đó, các chuyên gia y tế có thể xem ảnh từ nhiều góc độ khác nhau và hiểu rõ hơn về cấu trúc bên trong cơ thể bệnh nhân.
Tóm lại, cáp chia sợi quang PLC là một phần hữu ích và quan trọng của hệ thống truyền thông cáp quang hiện đại. Do khả năng chia tín hiệu quang thành nhiều đường dẫn, chúng đã trở thành một thành phần thiết yếu của việc triển khai mạng dữ liệu tốc độ cao và đáng tin cậy.