LẮP ĐẶT MẠNG LAN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ:
I. HỆ THỐNG MẠNG LAN
Đối với các doanh nghiệp, một hệ thống Mạng LAN không chỉ cần đảm bảo sự ổn định với tốc độ cao mà còn phải có tính bảo mật, khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, việc Lắp đặt hệ thống mạng LAN hiệu quả đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng cả về công nghệ và yêu cầu vận hành thực tế của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy, lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm trở thành yếu tố quyết định sự thành công của toàn bộ hệ thống mạng
1. THI CÔNG LẮP ĐẶT BẢO TRÌ HỆ THỐNG MẠNG LAN
1.1 CÁC YẾU TỐ TẠO LÊN CHI PHÍ GIÁ THÀNH CỦA HỆ THỐNG MẠNG LAN
Chi phí lắp đặt và thi công mạng LAN có thể dao động đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi doanh nghiệp tìm hiểu về triển khai mạng LAN, việc đánh giá các yếu tố này giúp có cái nhìn tổng thể về chi phí dự án.
- Quy mô doanh nghiệp: Một doanh nghiệp nhỏ chỉ với vài chục thiết bị sẽ có chi phí thấp hơn so với một tổ chức lớn có hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn thiết bị. Mạng càng lớn, càng yêu cầu nhiều cổng kết nối, bộ chuyển mạch (switch) và thiết bị mạng hơn.
- Số lượng thiết bị: Số lượng máy tính, máy in, camera giám sát, điện thoại IP, các thiết bị IoT mà doanh nghiệp muốn kết nối qua mạng LAN sẽ quyết định mức đầu tư vào thiết bị mạng, cáp, các giải pháp quản lý.
- Loại cáp sử dụng: Các loại cáp cao cấp như Cat6 hoặc Cat7 cung cấp tốc độ truyền tải cao, khả năng chống nhiễu tốt hơn sẽ có chi phí cao hơn.
- Yêu cầu về bảo mật và giải pháp quản lý: Doanh nghiệp cần đầu tư vào các giải pháp tường lửa, VPN, phần mềm bảo mật để bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa an ninh. Các giải pháp giúp giám sát, kiểm soát, tối ưu hóa hiệu suất mạng nhưng cũng làm tăng chi phí đầu tư ban đầu
Sau khi hoàn tất việc thi công, việc bảo trì và nâng cấp hệ thống mạng LAN là điều cần thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, an toàn.
- Chi phí cho việc duy trì hệ thống mạng sau khi triển khai: bao gồm việc thay thế cáp hỏng, kiểm tra thiết bị mạng, cập nhật phần mềm bảo mật và tối ưu hóa hệ thống.
- Chi phí nâng cấp trong tương lai: nhu cầu nâng cấp hệ thống mạng là không thể tránh khỏi. Đầu tư vào hệ thống mạng LAN có khả năng mở rộng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nâng cấp trong tương lai, khi cần tăng băng thông, bổ sung thiết bị mới hoặc triển khai các công nghệ tiên tiến như IoT, AI, hoặc điện toán đám mây.
2. HIỂU CHI TIẾT HƠN VỀ HỆ THỐNG MẠNG LAN:
2.1 MẠNG LAN LÀ GÌ:
Hệ thống Mạng LAN (Local Area Network) là một hệ thống mạng máy tính kết nối các thiết bị trong một phạm vi nhỏ như văn phòng, tòa nhà hoặc một khu vực cụ thể. Thông qua mạng LAN, các thiết bị như máy tính, máy in, máy chủ, … có thể trao đổi thông tin tài nguyên với nhau một cách nhanh chóng. Giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm chi phí vận hành, cải thiện hiệu suất công việc.
Mạng LAN thường được sử dụng rộng rãi trong môi trường doanh nghiệp vì nó mang lại tốc độ truyền tải dữ liệu cao và khả năng quản lý tài nguyên mạng tập trung. Những yếu tố này là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp vận hành mượt mà, đảm bảo mọi bộ phận đều có thể truy cập vào dữ liệu cần thiết trong thời gian thực.
2.2 MỘT SỐ THIẾT BỊ TRONG LAN:
Để đảm bảo hệ thống mạng LAN hoạt động ổn định các thành phần chính như hạ tầng cáp mạng, thiết bị mạng, hệ thống bảo mật, nguồn điện sẽ giúp tối ưu kết nối nội bộ và bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp.
- Thiết bị mạng: Các thiết bị mạng là trung tâm của hệ thống LAN, giúp kết nối, quản lý và truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong doanh nghiệp. Lựa chọn đúng thiết bị mạng không chỉ đảm bảo hiệu suất mà còn giúp tối ưu chi phí đầu tư. Bao gồm: Thiết bị định tuyến (router); Switch kết nối thiết bị mạng; Modem kết nối mạng LAN với mạng bên ngoài; Access Point và Wi-Fi.
- Hệ thống bảo mật, giám sát mạng: Bảo mật mạng là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi. Một hệ thống bảo mật tốt không chỉ bảo vệ dữ liệu mà còn giúp duy trì hoạt động liên tục. Bao gồm: Tường lửa (Firewall); VPN (Virtual Private Network); Giải pháp ngăn chặn và chống xâm nhập (IDS, IPS); Hệ thống giám sát và quản lý mạng SNMP – PRTG Network Monitor.
- Nguồn điện UPS: UPS đóng vai trò cung cấp nguồn điện dự phòng để các thiết bị mạng không bị gián đoạn. Ngoài ra, doanh nghiệp nên đầu tư vào các giải pháp quản lý năng lượng thông minh như hệ thống giám sát nguồn điện để tối ưu hiệu suất sử dụng tránh tình trạng quá tải gây hỏng hóc thiết bị.
- Hạ tầng cáp mạng: Cáp mạng đóng vai trò cốt lõi trong việc truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong hệ thống mạng LAN. Việc lựa chọn đúng loại cáp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, độ tin cậy và khả năng mở rộng của mạng. Có 2 loại cáp là cáp Ethernet (Cat5e, Cat6, Cat6a, Cat7) và Cáp quang (Fiber Optic).
3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC MẠNG LAN MANG LẠI CHO DOANH NGHIỆP
3.1 Mạng LAN giúp tối ưu hiệu suất làm việc
Mạng LAN giúp cải thiện hiệu suất làm việc của doanh nghiệp nhờ khả năng truyền tải dữ liệu nhanh chóng ổn định, đồng thời hỗ trợ nhiều phần mềm quản lý thiết yếu.
- Truyền dữ liệu nhanh: Mạng LAN cho phép truyền tải lượng lớn dữ liệu giữa các thiết bị trong thời gian ngắn như chia sẻ tệp, tài liệu, dữ liệu một cách liên tục. Tốc độ truyền tải cao giúp rút ngắn thời gian xử lý công việc, nâng cao hiệu suất tổng thể.
- Các hệ thống quản lý quan trọng như phần mềm quản lý khách hàng (CRM), hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP), hay các phần mềm tài chính, nhân sự đều phụ thuộc vào mạng LAN để hoạt động ổn định. Một mạng LAN tốt giúp các hệ thống này hoạt động mượt mà giảm thiểu gián đoạn, tăng hiệu quả quản lý.
3.2 Mạng LAN giúp bảo mật thông tin nội bộ
- Trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng, việc đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống mạng nội bộ là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. So với các loại mạng công cộng hoặc mạng diện rộng (WAN), mạng LAN cho phép kiểm soát tốt hơn đối với quyền truy cập vào dữ liệu và hệ thống. Doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai các biện pháp bảo mật như tường lửa, VPN, công nghệ mã hóa để bảo vệ thông tin nhạy cảm khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài.
- Một hệ thống mạng LAN được thiết kế thi công bảo mật sẽ ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài cũng như các nguy cơ rò rỉ thông tin từ bên trong. Đảm bảo rằng thông tin khách hàng, bí mật kinh doanh, các dữ liệu nhạy cảm của doanh nghiệp không bị xâm phạm.
II. HẠNG MỤC THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG MẠNG LAN BAO GỒM:
Thiết bị Chính trong hệ thống Mạng LAN
- Thiết bị Router: Để quản lý kết nối giữa mạng LAN và mạng WAN.
- Thiết bị Switch: Để kết nối các thiết bị trong mạng LAN và quản lý Lư lượng Mạng LAN, Thiết bị Switch bao gồm: Switch Core, Swtich Distribution, Switch Access
- Thiết bị không dây Wifi: để phát sóng wifi cung cấp các kết nối không dây cho người dùng
- Thiết bị bảo mật và ngăn ngừa hệ thống mạng: Để ngăn ngừa và bảo vệ Hệ thống mạng của doanh nghiệp không bị tấn công bởi kẻ xấu, Bao gồm: Tường lửa (Firewall); VPN (Virtual Private Network); Giải pháp ngăn chặn và chống xâm nhập (IDS, IPS); Hệ thống giám sát và quản lý mạng SNMP-PRTG Network Monitor.
- Thiết bị nguồn điện dự phòng UPS: UPS đóng vai trò cung cấp nguồn điện dự phòng để các thiết bị mạng không bị gián đoạn
- Thiết bị dự phòng: Để đảm bảo tính khả dụng của hệ thống mạng mạng khi có sự cố, High Availability (HA) là rất cần thiết
- Thiết bị sao lưu dữ liệu & lưu trữ dữ liệu: Để bảo vệ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp khỏi mất mát, thiết bị (SAN Storage) sao lưu dữ liệu không thể thiếu trong Doanh nghiệp.
Thiết bị vât tư- Phụ kiện Kết nối hệ thống Mang LAN:
- Tủ Rack: Tủ rack là một loại tủ tiêu chuẩn chuyên dụng được thiết kế để lắp đặt và bảo vệ các thiết bị mạng như server, router, switch, patch panel, và các thiết bị khác, tủ rack có nhiều loại 6U, 10U, 20U, 27U, 42U.
- Cáp Ethernet (Cat 5e, Cat 6, hoặc Cat 6a, Cat 7), dây nhảy Cat 5, Cat 6): Để kết nối các thiết bị mạng với nhau.
- Cáp Quang: Có hai loại cáp sợi Quang gồm (Cáp sợi quang đơn mode (Singlemode - SM), Cáp sợi quang đa mode (Multimode - MM), Cáp sợi Quang dùng để kết nối các thiết bị Mạng LAN ở khoảng cách xa từ vài 100m đến hàng 100km
- Phụ kiện quang: hộp phối quang loại (ODF 24 FO, ODF 48 FO, ODF 96 FO); (Dây nhảy quang Singlemode 2m, dây nhảy quang Singlemode 3m…đến 20m), (dây nhảy quang Multimode 2m, dây nhảy quang Multimode 3m….. đến 20m)
- Đầu nối Ethernet (RJ-45) hay gọi là hạt mạng: Để kết nối cáp Ethernet với các thiết bị mạng.
- Patch Panel: Để quản lý và kết nối các cáp Ethernet trong một tủ mạng.
- Module quang: Để kết nối và truyền tín hiệu quang từ các thiết bị Switch trung tâm (Switch Core) tới phân phối lớp 2 (Switch Distribition)
- Converter quang: dùng để kết nối và chuyển tín hiệu điện sang quang
- Hệ thống thang máng cáp cho Mạng LAN: Thang máng cáp là hệ thống được thiết kế để nâng đỡ và cố định dây cáp, bao gồm cáp mạng LAN, cáp điện, cáp quang và các loại cáp tín hiệu khác
Vật tư phụ kiện Mạng khác
- Dây điện và ổ cắm điện: Để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị mạng, ngoài ra còn thiết bị bảo vệ nguồn điền, thiết bi cắt lọc sét…
- Đèn báo nguồn và UPS (Uninterruptible Power Supply): Để đảm bảo nguồn điện ổn định và bảo vệ thiết bị khỏi mất điện đột ngột.
- Vật tư phụ: Ống ghen các loại, ống nối…
Phần mềm quản trị hệ thống Mạng LAN:
- Phần mềm hệ điều hành mạng trong mạng LAN: Máy chủ (Server) trong mạng LAN thường được cài đặt các phần mềm hệ điều hành mạng như Windows Server, Linux, hoặc macOS Server để quản lý và cung cấp các dịch vụ mạng như lưu trữ dữ liệu, máy in chia sẻ, và quản lý người dùng.
- Cài đặt và cấu hình hệ thống Mạng LAN: Cấu hình hệ thống (Router, Switch, Server, WiFi, SAN Storage, UPS dự phòng…)