THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG MẠNG WLAN (MẠNG WIFI)
I. GIẢI PHÁP MẠNG WLAN KHÔNG DÂY:
Mạng LAN không dây (Wireless Local Area Network - WLAN) là một loại mạng cục bộ (LAN) sử dụng sóng vô tuyến để kết nối các thiết bị với nhau, thay vì sử dụng cáp vật lý như mạng LAN có dây.
Mạng WLAN được ra đời vào năm 1980, Mạng (LAN) cục bộ truyền thống các thiết bị đầu cuối giao tiếp với nhau theo giao thức Ethernet, còn mạng WLAN các thiết bị đầu cuối giao tiếp với nhau qua WiFi
Dưới đây là những thông tin chi tiết về mạng LAN không dây:
1. Cách thức hoạt động:
Phương pháp truyền Sóng vô tuyến:
- Mạng WLAN sử dụng sóng vô tuyến để truyền dữ liệu giữa các thiết bị. Các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, và máy tính bảng đều được trang bị bộ thu phát sóng vô tuyến.
Kết nối bằng điểm truy cập không dây (Access Point - AP):
- AP là thiết bị trung tâm trong mạng WLAN, đóng vai trò như một cầu nối giữa các thiết bị không dây và mạng có dây. AP nhận tín hiệu sóng vô tuyến từ các thiết bị và chuyển đổi chúng thành tín hiệu có dây để truyền đến mạng LAN có dây hoặc Internet.
Các Tiêu Chuẩn Wi-Fi:
- Hầu hết các mạng WLAN hiện nay đều sử dụng chuẩn Wi-Fi (IEEE 802.11), một tập hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật cho mạng WLAN. Các chuẩn Wi-Fi khác nhau cung cấp tốc độ truyền dữ liệu và phạm vi phủ sóng khác nhau.
Có thể kết hợp giữa mạng LAN cục bộ truyền thống và Mang WLAN không dây theo các phương thức và các mô hình khác nhau, tùy thuộc vào từng mô hình và yêu cầu mục đích của người sử dụng cụ thể
VD: Mô hình Mạng 3 lớp:
- Lớp truy cập (Access) : Cung cấp quyền truy cập của nhóm làm việc/người dùng vào mạng
- Lớp phân phối (Distribution-Layer 2) : Cung cấp kết nối dựa trên chính sách và kiểm soát ranh giới giữa lớp truy cập và lớp lõi
- Lớp lõi (Core-Layer 3) : Cung cấp khả năng vận chuyển nhanh giữa các thiết bị chuyển mạch phân phối trong khuôn viên doanh nghiệp
Trường hợp này thì lớp Access sẽ dùng thiết bị (Access Point - AP) Kết nối với các thiết bị đầu cuối bằng giao thức Wi-Fi (IEEE 802.11), Còn Lớp phân phối (Distribution-Layer 2) sẽ kết nối với lớp (Access Point - AP) bằng giao thức Ethernet và Lớp phân phối (Distribution-Layer 2) kết nối với Lớp lõi (Core-Layer 3) bằng giao thức Ethernet
Như hình vẽ bên dưới:
VD: Mô hình Mạng 2 lớp:
- Lớp truy cập (Access) : Cung cấp quyền truy cập của nhóm làm việc/người dùng vào mạng
- Lớp lõi (Core-Layer 3) và Lớp phân phối (Distribution-Layer 2) sẽ được gộp thành một lớp: Cung cấp khả năng vận chuyển nhanh giữa các thiết bị chuyển mạch phân phối trong khuôn viên doanh nghiệp
Trường hợp này thì lớp Access sẽ dùng thiết bị (Access Point - AP) Kết nối với các thiết bị đầu cuối bằng giao thức Wi-Fi (IEEE 802.11)
Còn Lớp phân phối (Distribution-Layer 2) sẽ kết nối với lớp (Access Point - AP) bằng giao thức Ethernet
2. Ưu điểm của hệ thống WLAN:
Tính linh hoạt cao:
- Mạng WLAN cho phép người dùng di chuyển thiết bị trong phạm vi phủ sóng mà không bị ràng buộc bởi dây cáp, không bị giới hạn các cổng vật lý trên thiết Access như Switch, hay Router, có thể một thiết bị có tới cả trăm kết nối đồng thời, ngoài ra hệ thống có thể mở rộng bằng cách lắp thêm nhiều bộ lặp WiFi
Dễ dàng triển khai:
- Việc thiết lập mạng WLAN không dây đơn giản hơn so với mạng LAN cục bộ có dây, đặc biệt trong các khu vực triển khai đi dây gặp khó khăn, chi phí triển khai lớn, hệ thống Mạng WLAN nó khác phục được chi phí lắp đặt cáp Mạng LAN, tiết kiệm thời gian triển khai, đảm bảo được thẩm mỹ cho văn phòng và doanh nghiệp
Tiết kiệm chi phí:
- Mạng WLAN có thể giúp tiết kiệm chi phí bảo hành và bảo trì hệ thống, trong trường hợp phát sinh thêm thiết bị đầu cuối, tiết kiệm được chi phí dây cáp Mạng LAN và chi phí triển khai lắp đặt dây cáp LAN cho hệ thống.
3. Nhược điểm Của hệ thống WLAN:
Tốc độ và độ ổn định thấp hơn:
- Tốc độ truyền dữ liệu của mạng WLAN có thể bị ảnh hưởng bởi khu vực có nhiễu sóng, sự kết nối sẽ không được ổn định bằng hệ thống cáp Mạng LAN vật lý, ngoài ra khoảng cách từ thiết bị đến AP đến thiết bị đầu cuối cũng là một vấn đề, trong trường hợp có bức tường hay vật cản cũng làm giảm tín hiệu của hệ thống
Độ bảo mật thấp hơn:
- Mạng WLAN dễ bị tấn công hơn so với mạng LAN vật lý có dây cáp tín hiệu, do sóng vô tuyến có thể bị chặn hoặc nghe lén bằng các thủ thuật khác nhau, nhất là hiện nay các Hacker hoạt động rất nhiều.
Phạm vi phủ sóng giới hạn:
- Phạm vi phủ sóng của mạng WLAN bị giới hạn bởi khoảng cách công suất phát của AP và các vật cản tùy theo mức độ
4. Ứng dụng của hệ thống Mang WLAN:
Ứng dụng mạng LAN Không dây cho Nhà ở:
- Mạng WLAN được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình để kết nối các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, và TV thông minh, máy tính PC có WiFi
Ứng dụng mạng LAN Không dây cho Văn phòng:
- Mạng WLAN cho phép nhân viên kết nối mạng từ bất kỳ đâu trong văn phòng và sử dụng thiết bị không dây linh hoạt và tiện lợi
Ứng dụng mạng LAN Không dây cho Địa điểm công cộng:
- Mạng WLAN được cung cấp tại nhiều địa điểm công cộng như quán cà phê, sân bay, và khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, nơi giải trí.
Tóm lại, mạng LAN không dây là một giải pháp kết nối mạng linh hoạt và tiện lợi, phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau.
II. HẠNG MỤC THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG MẠNG LAN BAO GỒM:
Thiết bị Chính trong hệ thống Mạng LAN
- Thiết bị Router: Để quản lý kết nối giữa mạng LAN và mạng WAN.
- Thiết bị Switch: Để kết nối các thiết bị trong mạng LAN và quản lý Lư lượng Mạng LAN, Thiết bị Switch bao gồm: Switch Core, Swtich Distribution, Switch Access
- Thiết bị không dây WiFi (Access Point - AP): để phát sóng wifi cung cấp các kết nối không dây cho người dùng
- Thiết bị bảo mật và ngăn ngừa hệ thống mạng: Để ngăn ngừa và bảo vệ Hệ thống mạng của doanh nghiệp không bị tấn công bởi kẻ xấu, Bao gồm: Tường lửa (Firewall); VPN (Virtual Private Network); Giải pháp ngăn chặn và chống xâm nhập (IDS, IPS); Hệ thống giám sát và quản lý mạng SNMP-PRTG Network Monitor.
- Thiết bị nguồn điện dự phòng UPS: UPS đóng vai trò cung cấp nguồn điện dự phòng để các thiết bị mạng không bị gián đoạn
- Thiết bị dự phòng: Để đảm bảo tính khả dụng của hệ thống mạng mạng khi có sự cố, High Availability (HA) là rất cần thiết
- Thiết bị sao lưu dữ liệu & lưu trữ dữ liệu: Để bảo vệ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp khỏi mất mát, thiết bị (SAN Storage) sao lưu dữ liệu không thể thiếu trong Doanh nghiệp.
Thiết bị vât tư- Phụ kiện Kết nối hệ thống Mang LAN:
- Tủ Rack: Tủ rack là một loại tủ tiêu chuẩn chuyên dụng được thiết kế để lắp đặt và bảo vệ các thiết bị mạng như server, router, switch, patch panel, và các thiết bị khác, tủ rack có nhiều loại 6U, 10U, 20U, 27U, 42U.
- Cáp Ethernet (Cat 5e, Cat 6, hoặc Cat 6a, Cat 7), dây nhảy Cat 5, Cat 6): Để kết nối các thiết bị mạng với nhau.
- Cáp Quang: Có hai loại cáp sợi Quang gồm (Cáp sợi quang đơn mode (Singlemode - SM), Cáp sợi quang đa mode (Multimode - MM), Cáp sợi Quang dùng để kết nối các thiết bị Mạng LAN ở khoảng cách xa từ vài 100m đến hàng 100km
- Phụ kiện quang: hộp phối quang loại (ODF 24 FO, ODF 48 FO, ODF 96 FO); (Dây nhảy quang Singlemode 2m, dây nhảy quang Singlemode 3m…đến 20m), (dây nhảy quang Multimode 2m, dây nhảy quang Multimode 3m….. đến 20m)
- Đầu nối Ethernet (RJ-45) hay gọi là hạt mạng: Để kết nối cáp Ethernet với các thiết bị mạng.
- Patch Panel: Để quản lý và kết nối các cáp Ethernet trong một tủ mạng.
- Module quang: Để kết nối và truyền tín hiệu quang từ các thiết bị Switch trung tâm (Switch Core) tới phân phối lớp 2 (Switch Distribition)
- Converter quang: dùng để kết nối và chuyển tín hiệu điện sang quang
- Hệ thống thang máng cáp cho Mạng LAN: Thang máng cáp là hệ thống được thiết kế để nâng đỡ và cố định dây cáp, bao gồm cáp mạng LAN, cáp điện, cáp quang và các loại cáp tín hiệu khác
Vật tư phụ kiện Mạng khác
- Dây điện và ổ cắm điện: Để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị mạng, ngoài ra còn thiết bị bảo vệ nguồn điền, thiết bi cắt lọc sét…
- Đèn báo nguồn và UPS (Uninterruptible Power Supply): Để đảm bảo nguồn điện ổn định và bảo vệ thiết bị khỏi mất điện đột ngột.
- Vật tư phụ: Ống ghen các loại, ống nối…
Phần mềm quản trị hệ thống Mạng LAN:
- Phần mềm hệ điều hành mạng trong mạng LAN: Máy chủ (Server) trong mạng LAN thường được cài đặt các phần mềm hệ điều hành mạng như Windows Server, Linux, hoặc macOS Server để quản lý và cung cấp các dịch vụ mạng như lưu trữ dữ liệu, máy in chia sẻ, và quản lý người dùng.
- Cài đặt và cấu hình hệ thống Mạng LAN: Cấu hình hệ thống (Router, Switch, Server, WiFi, SAN Storage, UPS dự phòng…)